Tại sao giá bất động sản vẫn chưa giảm mạnh vì dịch bệnh?

 

Khi địa ốc khủng hoảng năm 2008-2009, giá nhà đất lao dốc 30-40%, song giữa dịch Covid-19, giá đi ngang thậm chí tăng lên ở nhiều phân khúc.

Trái ngược tâm lý chờ dịch bệnh “hạ gục” các nhà đầu tư và nhà phát triển bất động sản để bắt đáy, thực tế thị trường nhà đất 9 tháng qua chỉ ghi nhận giảm nguồn cung và lượng giao dịch, còn giá tài sản vẫn neo cao.

Mức giảm bình quân 5-10% trên thị trường thứ cấp (nhà đầu tư mua đi bán lại) được cho là cá biệt, không đại diện cho toàn thị trường. Trong khi đó, đà tăng giá nhà đất trên thị trường sơ cấp vẫn chưa bị chặn đứng, thậm chí tài sản liền thổ tăng hai con số.

Chứng kiến nhiều thăng trầm của thị trường bất động sản hơn 2 thập niên qua, ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty Việt An Hòa phân tích, Covid-19 đã kéo dài đến nay nhưng mặt bằng giá trên thị trường này không có nhiều dấu hiệu đi xuống. Nhóm nhà đầu tư đường trường đã sớm lường trước 2020 là năm khó khăn do sự chậm trễ về thủ tục pháp lý nên đã chuẩn bị cho một kế hoạch dài hơi.

Sang đầu năm 2020, dịch bệnh bất ngờ xuất hiện, tuy có tác động đến lượng giao dịch giảm, nhiều thương vụ mua bán không thực hiện được nhưng giá tài sản chưa điều chỉnh rõ rệt. Sự tác động tiêu cực nhất của Covid-19 tác động lên mặt bằng giá thuê đối với phân khúc nhà phố mặt tiền, mặt bằng thương mại, văn phòng, nhà cho thuê chịu ảnh hưởng nặng nề.

 

 

Tuy nhiên, thời gian 6-9 tháng khó khăn chỉ khiến các nhà đầu tư lướt sóng chọn giải pháp ngủ đông chờ thời chứ chưa “buông xuôi” hay bán tháo bất động sản. “Mặt khác, cuộc khủng hoảng bất động sản thập kỷ trước, lãi suất ngân hàng cao ngất ngưỡng. Còn Covid-19 xuất hiện khi lãi suất ngân hàng ở mức thấp đã phần nào giảm thiểu được làn sóng bán tháo, giảm giá tài sản”, ông Quang nhận xét.

 

Trong khi đó, tại hội thảo về cơ hội đầu tư diễn ra đầu tháng 9, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc bộ phận nhà ở CBRE Việt Nam cho hay, đã nhận nhiều câu hỏi vì sao giá nhà đất không giảm dù Covid-19 kéo dài.

Ông Kiệt đánh giá, nguồn cung thị trường địa ốc từ năm 2019 đã giảm mạnh. Bước sang đầu năm 2020, xu hướng nguồn cung giảm do các dự án tiếp tục bị kẹt pháp lý khi nhu cầu nhà ở vẫn duy trì mức cao. Khi dịch bệnh bùng phát, các dự án không triển khai, mở bán được do việc thực hiện giãn cách xã hội, nhưng nhu cầu nhà ở luôn cao nên các chủ đầu tư vẫn giữ giá bán.

Mặt khác, mặt bằng giá đất bình quân không giảm nên các chủ đầu tư phát triển dự án với các chi phí cao sẽ không thể giảm giá bán. “Thị trường sơ cấp khó giảm giá mạnh, thậm chí có thể tăng nhưng mức tăng chậm hơn so với các năm trước”, ông Kiệt dự báo.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Next Post

Việt Nam đủ lớn để đáp ứng kế hoạch chuyển nhượng đầu tư của các công ty Nhật Bản

T3 Th9 8 , 2020
  Thủ tướng cho biết sẽ tạo mọi điều kiện, cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh để việc mở rộng đầu tư của 15 doanh nghiệp Nhật thành công. Chiều 7/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ với các doanh nghiệp Nhật Bản có ý định mở […]