Số lượng doanh nghiệp phá sản do Covid-19 tại Nhật Bản tăng mạnh, trong đó, nhà hàng và quán bar bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Trong tháng 8, số doanh nghiệp phá sản tại Nhật Bản đã tăng 49% so với cùng kỳ năm ngoái trong bối cảnh làn sóng Covid-19 lần thứ tư.
Theo phân tích của Tokyo Shoko Research, từ tháng 1 đến tháng 8, có tới 1.026 vụ phá sản vì Covid-19, chiếm khoảng 26% tổng số vụ phá sản tại Nhật giai đoạn này. Ngành kinh doanh nhà hàng, quán bar bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi có tới 204 đơn vị, tương đương 20%, đã phải đóng cửa vì doanh thu giảm mạnh.
Sòng bạc cá cược 588 : cado24.com
Thế vận hội Olympic và Paralympic Tokyo kéo dài từ tháng 7 đến tháng 9 không tạo thêm thu nhập cho các chủ nhà hàng và quán bar. Nguyên nhân là họ bị hạn chế phục vụ rượu và bị giới hạn giờ hoạt động. Các vận động viên cũng không được phép rời khỏi làng Olympic còn khán giả không được phép tham dự sự kiện.
Tadayuki Susumu, chủ một quán bar nhỏ ở phường Setagaya (Tokyo) cho biết, quán đã đóng cửa kể từ 12/7 khi Chính phủ ban bố tình trạng khẩn cấp lần thứ bốn ở Tokyo. Giờ đây, anh đang phải dựa vào trợ cấp của nhà nước để duy trì quán. “Nhưng tôi không chắc rằng khách hàng sẽ quay trở lại khi quán được hoạt động”, anh nói.
Không giống như Susumu, các quán bar và nhà hàng quy mô trung bình và lớn không thể trang trải chi phí thuê mặt bằng, nhân công kể cả khi có trợ cấp Chính phủ. Theo Tokyo Shoko Research, số nhà hàng thuộc 11 chuỗi lớn điều hành đã giảm 9% vào cuối tháng 3, so với số liệu trước đại dịch.
Hồi tháng 6, 18 tổ chức đại diện cho ngành công nghiệp nhà hàng, quán bar đã đề nghị Chính phủ và các địa phương dỡ bỏ lệnh cấm rượu và giảm bớt các hạn chế về giờ hoạt động.
Takeshi Ninoyu, Giám đốc đại diện của Japan Gastronomy Renaissance chia sẻ: “Sức chịu đựng của ngành đang chạm đến giới hạn. Chúng tôi đã thấy những người bạn của mình phá sản, đóng cửa kinh doanh”.
Yoshihiro Sakata, chuyên viên phân tích tại Tokyo Shoko Research lưu ý thêm về xu hướng những nhà hàng, quán bar tại các quận nơi không có tình trạng khẩn cấp hoặc có tình trạng gần như khẩn cấp đang gia tăng.
Ông Ryutaro Kono, kinh tế trưởng tại BNP Paribas đánh giá, người tiêu dùng sẽ vẫn thận trọng trong tháng 9. “Chi tiêu của họ dự kiến vẫn trong bế tắc”, ông nói.
Ngoài dịch vụ, các ngành như xây dựng, may mặc, sản xuất và chế biến thực phẩm cũng bị tác động nghiêm trọng vì dịch bệnh. Theo Sakata, nhiều chủ doanh nghiệp đã trở nên bi quan khi đại dịch đến nay vẫn còn hoành hành.
Tia hy vọng cho các ngành đang gặp khó khăn là viễn cảnh nới lỏng các lệnh hạn chế đi lại với những người được tiêm chủng đầy đủ hoặc những người có kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19. Chính phủ Nhật Bản đang hy vọng sẽ bắt đầu nới lỏng các hạn chế vào mùa thu. Hiện số ca nhiễm Covid-19 mỗi ngày tại Nhật đã giảm từ khoảng 25.000 hồi cuối tháng 8 xuống còn 12.000 vào đầu tháng 9.
Dù vậy, Kono nói rằng sẽ phải mất một thời gian trước khi các lệnh hạn chế được dỡ bỏ. Ông cũng đồng thời cảnh báo, nếu không có sự mở rộng năng lực của y tế, các lệnh này có thể luôn trong chế độ bật – tắt ở tương lai.