Vì sao doanh nghiệp không giữ được lao động khi mở cửa

 

Chính sách hỗ trợ chưa tốt, doanh nghiệp không chăm lo, không có giao kết hợp đồng… khiến người lao động các tỉnh, thành phía Nam gặp khó về tiền bạc lẫn tinh thần.

“Công nhân đang đổ về quê với số lượng lớn vì ở lại TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai… không có việc làm, mất thu nhập để duy trì cuộc sống”, ông Đỗ Xuân Lập – Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores), nói trong buổi gặp mặt giữa Ban IV và các hiệp hội doanh nghiệp mới đây.

Giải thích về thực trạng trên, bà Phạm Thị Ngọc Thuỷ – Giám đốc điều hành Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) đặt ra giả thuyết, có sự chênh lệch giữa thời gian người lao động còn có thể trụ được với thời điểm các doanh nghiệp mở cửa trở lại.

 

Sòng bạc cá cược 588 : cado24.com

 

Theo bà, hiện tại, dù các địa phương đã cho phép khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng doanh nghiệp vẫn cần thời gian để chuẩn bị và xúc tiến việc phục hồi. Trong thời gian này, người lao động đã không còn tiền để ăn uống, sinh hoạt. Vì thế, họ chỉ có thể quay về quê hương.

“Trước đây chúng ta bàn đến việc kéo lao động ở nông thôn lên thành phố đã rất khó, giờ đây xuất hiện thêm tình trạng lực lượng lao động đang ở sẵn các thành phố nhưng vẫn nhất quyết đi về quê”, bà Thuỷ cho rằng đây là một vấn đề rất nan giải.

Khảo sát của Ban IV đối với ngành dệt may mới đây còn chỉ ra một thực trạng, số lượng đáng kể người lao động ở phía Nam rất ít giao kết bằng hợp đồng lao động với doanh nghiệp. Từ đó, khi dịch bệnh xảy ra, chính quyền khó thống kê và ít căn cứ để thực hiện trợ cấp. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng không bị ràng buộc hỗ trợ người lao động, không hứa hẹn khi nào mở cửa. Vì thế, nhóm lao động này rất nhanh hết sạch tiền và lũ lượt kéo về quê để tìm đường sống mới.

 

 

Trong khi đó, khảo sát một số khu trọ và các doanh nghiệp khách hàng, ông Nguyễn Duy Minh – Tổng Thư ký Hiệp hội Logistics Việt Nam (VLA) nhận thấy, số lao động đổ xô về quê, trước hết thường rơi vào nhóm nhân công của các nhà máy nhỏ, chủ yếu là doanh nghiệp Việt Nam.

“Sở dĩ nhóm doanh nghiệp FDI ít gặp tình trạng thiếu hụt lao động do họ chăm sóc công nhân rất tốt. Một số đơn vị chia sẻ, họ chăm sóc cả công nhân tham gia ‘ba tại chỗ’ và cả công nhân tạm nghỉ ở nhà”, ông giải thích.

Xác nhận vấn đề này, ông Ngô Ngọc Khánh – Liên minh hỗ trợ Công nghiệp Việt Nam (Liên minh Visa), thông tin các doanh nghiệp FDI chăm lo người lao động tốt hơn hẳn. Một số doanh nghiệp thậm chí tăng lương trong giai đoạn qua, nhờ đó giữ được nhân lực. Ông gọi đó là “tinh thần xanh” khi người lao động được chăm lo cả về tài chính, thể chất và tinh thần.

“Những người không được chăm lo như thế, tất nhiên sẽ về quê và niềm tin trong họ cũng mất. Do đó, thời gian tới, tôi nghĩ chắc chắn thiếu lao động“, ông nói.

Tuy nhiên, không hẳn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nào cũng an tâm về nguồn nhân lực trong giai đoạn tới. Ông Vũ Tú Thành – Phó giám đốc Điều hành Khu vực và Đại diện Việt Nam của Hội đồng Kinh doanh Mỹ – ASEAN (US-ASEAN) cho biết, cộng đồng doanh nghiệp Mỹ đang chia làm hai nhóm. Thứ nhất, các doanh nghiệp có quy mô lao động nhỏ, thường dưới 200 người, không xảy ra vấn đề thiếu nhân lực. Suốt thời gian ngừng sản xuất, người lao động nhóm này vẫn được trả lương bình thường hoặc ở tỷ lệ có thể chấp nhận.

Trong khi đó, các doanh nghiệp sử dụng hàng vạn lao động trong ngành giày da, may mặc… lại bị ảnh hưởng. Mặc dù được trả lương một phần nhưng việc hạn chế về di chuyển giữa các tỉnh đang khiến người lao động không thể trở lại các thành phố lớn. Do đó, việc thiếu hụt nhân công vẫn đang diễn ra.

“Giai đoạn giãn cách vừa rồi, mọi người thường nhìn nhận tác động về khía cạnh kinh tế nhưng hậu quả về mặt tâm lý cũng là vấn đề nghiêm trọng. Lực lượng lao động bị sang chấn tinh thần là điều chưa từng xảy ra và nó sẽ để lại di chứng lâu dài, cần nhiều thời gian để sửa chữa”, đại diện US-ASEAN nói thêm.

 

 

Chuyên gia Trần Đình Thiên nhận định, lao động đang là vấn đề lớn khi dịch bệnh gây ra tổn thương về mặt xã hội ghê gớm. Các tỉnh, thành phía Nam từ một nơi “đất lành chim đậu” trở nên “vỡ tổ”, theo ông, căn nguyên còn đến từ chính sách.

“Người lao động đang làm việc trong môi trường lương thấp, các điều kiện sống không bảo đảm, trong khi họ thường không có nguồn tiền dự trữ. Bỗng nhiên, họ phải chuyển sang sống với một chính sách ‘vòng kim cô’. Với nhóm lao động tự do, chỉ cần ba ngày nhịn đói cũng đủ gây ra nhiều vấn đề xã hội lớn”, ông phân tích.

Ông Thiên cũng chỉ ra hai nguyên nhân cho việc người lao động về quê. Thứ nhất, nhóm lao động tự do thường không có giấy tờ chứng minh cư trú, vì thế công tác hỗ trợ diễn ra không tốt ở nhóm này. Khu vực phía Nam vốn là vùng hào sảng, hay giúp đỡ cộng đồng, nhưng nay lại có lệnh hạn chế đi lại khiến công tác hỗ trợ, từ thiện từ người dân gặp khó khăn. Hai tác nhân trên cùng lúc diễn ra khiến sinh kế người lao động trở nên gây go. Theo ông Thiên, đó là lý do nền tảng khởi phát cho cuộc di dân.

Nguyên nhân thứ hai nằm ở cách cứu trợ. Ông cho rằng, hệ thống tiếp viện cho người lao động đang hoạt động không hiệu quả, giải ngân rất thấp, tiền cam kết đưa ra khó đến tay người dân. Điều này sẽ gây thiếu niềm tin về hệ thống cứu trợ xã hội của chính quyền.

“Các tỉnh, thành kêu gọi người lao động ở lại nhưng việc đảm bảo nơi ăn chốn ở không tốt, sẽ rất khó giữ chân họ”, ông nhấn mạnh và cho rằng, đây là thời điểm, Việt Nam nên coi người lao động là động lực tăng trưởng. Chính phủ có thể phải cân nhắc đến việc bội chi ngân sách và chuẩn bị một khoản ngân sách bất thường để giải quyết các tình huống bất thường.

Cơ sở cho đề xuất trên, theo ông Thiên đến từ thực trạng, Việt Nam hiện có mức trần nợ công thấp so với nhiều nước trong khu vực, hiện vào khoảng 55% GDP và cách rất xa mức trần được quy định. Trong khi đó, các nước đang vượt trần nợ công trên GDP cao, họ vẫn mạnh tay chi tiêu ngân sách để giữ động lực tăng trưởng.

“Chúng ta nên mạnh dạn sử dụng ngân sách để tăng tiền an sinh xã hội, hỗ trợ người lao động. Bởi cứu người lao động cũng chính là cứu động lực tăng trưởng của đất nước”, ông Thiên nêu quan điểm.

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Next Post

2021/10/12 Hai người đàn ông bịt mặt tìm nữ sinh cấp 3 quan hệ tình dục trong khách sạn. Dễ thương, sexy, hd

T3 Th10 12 , 2021
  2021/10/12 Hai người đàn ông bịt mặt tìm nữ sinh cấp 3 quan hệ tình dục trong khách sạn. Dễ thương, sexy, hd   Sòng bạc cá cược 588 : cado24.com   Bài viết này sẽ giới thiệu cho anh em biết nhiều hơn về các mỹ nhân pornhub […]