Các chuyên gia khẳng định việc này gây lãng phí và không cần thiết.
Hiện nay, số ca mắc Covid-19 liên tục tăng cao khiến nhiều người lo lắng. Nhiều người ngày nào cũng mua kit test nhanh để xét nghiệm hoặc không tin kết quả test nhanh lại làm xét nghiệm RT-PCR.
Ta gọi ngày xuất hiện các triệu chứng ho, sốt, đau họng… này là ngày D. Một ngày sau khi có các dấu hiệu cảm cúm (D+1), nếu test hai vạch, bạn đã mắc Covid-19. Nếu test một vạch, bạn chưa vội mừng. Ngày hôm sau (D+2), nên test thêm lần nữa. Nếu ngày (D+2) test âm tính, bạn đợi thêm 2 ngày (D+4) rồi tiếp tục test. Nếu vẫn âm tính thì có thể tạm yên tâm.
Nếu dương tính ngày (D+1), bạn ước tính đến ngày thứ 5 (tính từ khi có kết quả dương tính) của mình, chưa cần test vội. Bạn chờ thêm một ngày, đến ngày thứ 6, bạn test. Nếu âm tính, bạn sắp khỏi bệnh. Nếu vẫn còn vạch T mờ, hãy bình tĩnh, 2-3 ngày sau test lại lần nữa. Sau khi test lại mà vẫn còn vạch T mờ, bạn cũng không cần lo lắng vì đến ngày này, nguy cơ lây cho người khác rất thấp.
Sòng bạc cá cược 588 : cado24.com
Bên cạnh đó, khi test nhanh tại nhà, nên test mẫu đơn, không khuyến khích test nhanh mẫu gộp. Lý do là khi test gộp vẫn cần thêm que lấy bệnh phẩm và dung dịch đệm thường bị thiếu. Ngoài ra, nếu test gộp dương, mỗi người trong gia đình lại tốn thêm 2-3 que test nữa.
Bác sĩ chia sẻ: “Độ nhạy của test nhanh phụ thuộc vào nồng độ virus, nhưng nói chung là kém nhạy hơn PCR. Ước tính khoảng 1/5 các test âm tính là âm tính giả (nhiễm nhưng test không phát hiện được). Test nhanh thường có độ đặc hiệu cao. Nói cách khác, nếu test nhanh dương tính thì nhiều khả năng đúng là đã nhiễm covid. Nếu âm tính thì chưa chắc”.
Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế, nếu tiêm đủ vaccine, không phải nhập viện thì sau 10 ngày, với người chưa tiêm đủ vaccine là 14 ngày, bất kể còn vạch mờ hay không, bạn không cần phải cách ly nữa. Như vậy, nếu biết cách tiết kiệm, mỗi F0 chỉ tốn 2-3 que test nhanh mà thôi.